Quốc gia với những bình nguyên bao la tại Đông Á này nếu được giới trẻ biết đến thì có lẽ chỉ còn đế chế Genghis Khan – tức Thành Cát Tư Hãn là sót lại. Vậy mà quốc gia này bỗng nhiên trở thành cơn sốt được bàn luận và khen ngợi trên mạng xã hội, trên các tạp chí thời trang thế giới, cũng như được xuất hiện trên hầu hết các bản tin toàn cầu.
Nếu vậy thì những nhà thiết kế thời trang những quốc phục Mông Cổ tại Olympic này cũng xứng đáng được nhắc đến.
Hình từ Wikimedia Commons
Michel&Amazonka là hãng thiết kế thời trang nội địa và thủ công nhỏ tại thủ phủ Ulaanbaatar của Mông Cổ. Michel&Amazonka được 3 chị em nhà Choigaalaa thành lập vào năm 2015. Người chị hoặc em gái MJ Choigaalaa là giám đốc điều hành kiêm quảng bá thương hiệu cùng với hai chị em khác là hai nhà thiết kế Michel và Amazonka, được đặt tên cho hãng.
Thời trang của Michel&Amazonka được thiết kế và thực hiện thủ công tinh xảo với số lượng nhỏ, dành cho một giới khách hàng nội địa, không chỉ tinh tế trong thẩm mỹ thời trang cách tân mà chứa cả truyền thống và văn hóa Mông Cổ được thể hiện một cách sâu sắc và ý nghĩa trong các thiết kế thời trang này.
Michel&Amazonka từng được chọn để thiết kế quốc phục cho các lực sĩ Mông Cổ tham dự Olympic Tokyo nhưng Olympic năm nay lọt vào tay một hãng thời trang Mông Cổ khác. Tuy nhiên, vào phút chót, chỉ còn hơn 3 tháng là Olympic tại Paris khai mạc, Michel&Amazonka được chọn thay thế hãng đã rút lui kia vì một lý do nào đó. Họ có một khoảng thời gian khá cấp bách để thiết kế và thực hiện các quốc phục Mông Cổ sẽ trình làng cùng hàng tỉ người khắp thế giới.
Các nhà thiết kế của Michel&Amazonka và khoảng hơn 40 thợ may thêu lành nghề của hãng này đã chạy đua cùng thời gian để thiết kế và thực hiện thủ công 60 bộ quốc phục mang tính văn hóa và truyền thống đặc sắc nhất của Mông Cổ. Do đó mỗi bộ đồng phục đều thể hiện những biểu tượng và họa tiết mang ý nghĩa gắn liền với dân tộc và quốc kỳ Mông Cổ, và cả với Olympic. Các nhà thiết kế cho biết mỗi bộ đồng phục được may, thêu trong khoảng 20 tiếng đồng hồ.
Sự cố gắng này đã mang lại kết quả bất ngờ và giấc mơ thành sự thật cho cho chính những nhà thiết kế thời trang của Michel&Amazonka khi nhận được sự tán dương toàn cầu như nói trên. Bởi vào năm 2019, khi được tạp chí Forbes phỏng vấn, những nhà thiết kế đã mơ ước rằng, một ngày nào đó những món hàng thời trang của họ được thế giới biết đến vì họ chưa có điều kiện đi ra thị trường thế giới. Giấc mơ này đã trở thành sự thật sau 5 năm, tương lai của Michel&Amazonka chắc chắn sẽ được đơm hoa hơn sau sự kiện Olympic này.
Là một quốc gia Phật giáo, Michel&Amazonka từng có những biểu tượng mang ý nghĩa sâu sắc liên quan đến đạo pháp. Họ cho biết, bên cạnh mẹ là một nghệ nhân về thêu và ông ngoại là một vị sư, hai người đã ảnh hưởng đến nghề nghiệp và tư tưởng nhiều nhất cho chị em nhà Choigaalaa. Trong một thiết kế của hãng này, các nhà thiết kế đã lấy ý tưởng từ một câu chuyện dụ ngôn rằng, có một vị sư Mông Cổ sang Tây Tạng tầm đạo nhưng ông không được thu nhận. Trên đường trở về, ông nhận ra ông đã học và đắc ngộ nhiều điều hơn những gì khi đến Tây Tạng. Ở mặt nào đó, đó là một tuyên ngôn thời trang của Michel&Amazonka khi muốn tìm cho mình một phong cách đầy bản sắc dân tộc riêng biệt hơn là nhái lại các xu hướng thời trang phương Tây.
Các nhà thiết kế của Michel&Amazonka bảo rằng, họ muốn thiết kế những quốc phục đẹp nhất cho các lực sĩ Mông Cổ để họ cảm thấy hãnh diện khi mặc và thi đấu tại Olympic và đạt được kết quả tốt nhất. Không biết điều này có trùng hợp gì với quốc gia chỉ với khoảng hơn 3 triệu rưỡi dân nhưng luôn dành được huy chương liên tục tại mỗi Olympic từ năm 1968. Tính luôn cả huy chương bạc năm nay, Mông Cổ đã giành được tổng cộng 31 huy chương Olympic, trong đó có hai huy chương vàng.
Xu hướng thời trang có những giá trị riêng biệt cho mỗi nhóm người, mỗi nhóm cá tính và phong cách thể hiện của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Đó là câu chuyện của Michel&Amazonka khi tìm một con đường riêng biệt và đặc sắc của chính mình và của cả dân tộc Mông Cổ trong thế giới thời trang. Thành công của họ cũng là câu chuyện truyền cảm hứng cho những nhà thiết kế trẻ vô danh khắp thế giới.
Điều này trùng hợp với tư tưởng của nhà thời trang lừng danh Gianni Versace, người từng có lần bảo rằng, “Đừng chạy theo xu hướng thời trang. Đừng để thời trang làm chủ mình mà hãy quyết định bạn là ai, bạn muốn thể hiện điều gì qua cách ăn mặc và cách sống của mình.”
ĐYT
Ghi danh Newsletter
Ghi danh newsletter để chúng tôi gởi bản tin đến các bạn. Xin cảm ơn!
Tiếp thị liên kết (Affiliate Disclaimer): Chúng tôi có thể nhận được hoa hồng cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ là liên kết tiếp thị mà bạn thực hiện. Điều này sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho bạn. Xem thêm Miễn trừ trách nhiệm.
– The Little Match Girl (tác giả Hans Christian Andersen): Cô Bé Bán Diêm, là một câu chuyện cảm động kể về một cô bé nghèo, bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé, không có đủ tiền để về nhà, ngồi trong góc phố lạnh giá và cố gắng giữ ấm bằng cách thắp từng que diêm. Mỗi lần thắp một que, cô bé lại nhìn thấy những hình ảnh huyền ảo đầy ấm áp và hạnh phúc, nhưng cuối cùng, cô bé chết trong lạnh lẽo và đói khát, một kết cục không giống có kết thúc đẹp như những câu chuyện cổ tích khác. Câu chuyện phê phán sự vô cảm của xã hội đối với những người nghèo khổ, đồng thời kêu gọi lòng trắc ẩn và sự chia sẻ. Dù kết thúc bi thảm, câu chuyện vẫn mang một thông điệp về niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.