Hình từ Wikimedia Commons
Sinh năm 1937 tại Bombay (Mumbai), Ratan Tata được gởi sang Mỹ du học từ bậc trung học rồi theo học và tốt nghiệp kiến trúc sư tại đại học Cornell vào năm 1962. Về nước, ông bắt đầu công việc tập sự như một công nhân bình thường tại một nhà máy luyện thép của gia đình, từng bước tham gia vào các hoạt động của Tata Group rồi trở thành chủ tịch của tập đoàn này. Không làm việc liên quan đến lãnh vực kiến trúc đã từng học nhưng một nền tảng kiến thức và suy nghĩ được thụ huấn tại một đại học lớn của Mỹ đã giúp ông rất nhiều trong việc quản trị và điều hành một đại tập đoàn hàng đầu của Ấn Độ.
Dưới sự lãnh đạo của ông, Tata Group phát triển ở nhiều lãnh vực khác nhau với hơn 30 hãng khác nhau trong IT, luyện kim, tài chánh, khách sạn, xe hơi … mua lại các hãng xe lớn như Land Rover và Jaguar của Anh, Daewoo của Nam Hàn với tổng giá trị hơn 350 tỉ đô la trong vài thập niên qua. Xe hơi Tata của Ấn Độ từng được nhắc đến nhiều trước đây nhưng thất bại vì giá quá rẻ nên thiếu an toàn. Trong thời gian lãnh đạo tập đoàn Tata này, ông đã đưa tổng thu của tập đoàn tăng gấp 40 lần và lợi nhuận gia tăng 50 lần, một mức lợi nhuận kỷ lục và mơ ước với bất cứ tập đoàn nào.
Một trong những phương châm lãnh đạo nổi tiếng và khá phổ biến khắp thế giới về tinh thần đồng đội “teamwork” của ông là, “nếu muốn đi nhanh thì đi một mình, còn muốn đi xa thì đi cùng nhiều người”.
Ratan Tata không chỉ được biết đến như một nhà kỹ nghệ đầy viễn kiến mà nổi tiếng về hoạt động từ thiện của ông, không riêng tại Ấn Độ. Các quỹ từ thiện của ông chú trọng về y tế và giáo dục, có các quỹ học bổng cho sinh viên Ấn Độ tài ba sang du học tại Mỹ. Ông cũng là nhà từ thiện nước ngoài đóng góp lớn nhất cho vài đại học Mỹ mà ông từng theo học hay hợp tác như Cornell, Harvard, MIT, UC San Diego… các đại học lớn có các trung tâm nghiên cứu mang tên ông.
Ông từng bảo rằng, thành công đáng được ngưỡng mộ, nhưng chẳng mấy đáng ngưỡng mộ nếu thành công đó là thủ đoạn, sự nhẫn tâm. Ông là nhà tài phiệt không bị tai tiếng, không bị ảnh hưởng bởi chính trị và thế lực vì với ông, quyền lực và tiền bạc không phải là ưu tiên hàng đầu theo ông từng bày tỏ nhiều lần. Không có nhiều cá nhân trong thế giới dân sự nhận được sự vinh dự khi được tổ chức quốc táng tại Ấn Độ như Ratan Tata.
Ratan Tata chưa bao giờ có tên trong danh sách tỉ phú thế giới nhưng số tiền từ thiện ông đóng góp tại Ấn Độ và thế giới cho đến nay đã trên một tỉ đô la. Đó là lý do mà một nhân cách cùng sự quảng đại của Ratan Tata đã được người dân Ấn Độ kính trọng và còn lưu danh sau sự ra đi của ông.
ĐYT
Ghi danh Newsletter
Ghi danh newsletter để chúng tôi gởi bản tin đến các bạn. Xin cảm ơn!
Tiếp thị liên kết (Affiliate Disclaimer): Chúng tôi có thể nhận được hoa hồng cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ là liên kết tiếp thị mà bạn thực hiện. Điều này sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho bạn. Xem thêm Miễn trừ trách nhiệm.
– The Little Match Girl (tác giả Hans Christian Andersen): Cô Bé Bán Diêm, là một câu chuyện cảm động kể về một cô bé nghèo, bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé, không có đủ tiền để về nhà, ngồi trong góc phố lạnh giá và cố gắng giữ ấm bằng cách thắp từng que diêm. Mỗi lần thắp một que, cô bé lại nhìn thấy những hình ảnh huyền ảo đầy ấm áp và hạnh phúc, nhưng cuối cùng, cô bé chết trong lạnh lẽo và đói khát, một kết cục không giống có kết thúc đẹp như những câu chuyện cổ tích khác. Câu chuyện phê phán sự vô cảm của xã hội đối với những người nghèo khổ, đồng thời kêu gọi lòng trắc ẩn và sự chia sẻ. Dù kết thúc bi thảm, câu chuyện vẫn mang một thông điệp về niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.