Nam Phương Hoàng Hậu là hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam. Bà được tấn phong hoàng hậu vào năm 20 tuổi sau khi trở thành chánh phi của Hoàng Đế Bảo Đại vào năm 1934.
 
Bà sinh ra trong một gia đình điền chủ Công giáo giàu có tại Gò Công, Tiền Giang năm 1914 với nhũ danh là Therese Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà cũng là cháu ngoại của đại phú hộ Huyện Sỹ, người đã xây nhà thờ Huyện Sỹ mang tên ông và nhà thờ Chí Hòa tại Sài Gòn.
Bà được cho lên Sài Gòn ăn học, rồi đến năm 12 tuổi được cho sang Pháp du học. Học xong, về nước bà gặp vua Bảo Đại trong một dạ tiệc tại Đà Lạt, được cho là do người Pháp sắp đặt.
 
Vua Bảo Đại, chỉ hơn bà một tuổi, đã xiêu lòng trước người thiếu nữ miền Nam quý phái, xinh đẹp và Tây học, từng là một hoa hậu Đông Dương ngay trong lần gặp đầu tiên này. Ông quyết định đi đến hôn nhân với bà, bất chấp sự ngăn cản của mẹ ông là Hoàng Thái hậu Từ Cung cùng triều đình Huế vì bà là một người Công Giáo, trong khi triều Nguyễn vốn là Phật Giáo.
 
Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại. Nguồn: Wikimedia commons
 
Vua Bảo Đại kể trong hồi ký của mình rằng, “Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Therese thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Therese rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam…”.
 
Như vậy tước hiệu “Nam Phương” của bà mang ý nghĩa là “Hoàng Hậu phương Nam”, khác hơn vài tài liệu cho rằng vua Bảo Đại thoạt đầu muốn đặt tước hiệu cho bà là “Hương Nam”, tức mùi hương của miền Nam.
 

 
Đám cưới của bà được truyền thông thế giới đưa tin. Bên cạnh báo chí Pháp, Ý, có cả tạp chí Time và New York Times cũng đăng tin tức, hình ảnh, ca ngợi sắc đẹp cùng phong cách thời trang, kết hợp cả Âu-Á của bà (Annam Ruler to Wed Commoner 20 March; Daughter of Wealthy Cochin-China Family Will Be Bride of Europeanized Emperor”, The New York Times, 9 March 1934 và “Wedding and Thanks”, Time, 2 April 1934).
 
Bà có năm con với vua Bảo Đại, hai hoàng tử và ba công chúa cho đến khi ông thoái vị năm 1945, xem như tại vị hoàng hậu được 12 năm. Năm 1946, vua Bảo Đại rời Việt Nam sang Trung Hoa, rồi Hồng Kông với nhân tình, để mẹ con bà ở lại Việt Nam.
 
Một năm sau, năm 1947, bà đưa các con sang Pháp với một gia sản kếch sù do ông ngoại và cha để lại nhưng chọn sống lặng lẽ đến cuối đời, thỉnh thoảng có gặp lại vua Bảo Đại khi ông sang Pháp thăm các con. Năm 1949, vua Bảo Đại hồi hương, trở thành Quốc trưởng nhưng bà vẫn không về lại Việt Nam vì hai người đã ly thân.
 
Bà bị đột quỵ tim và mất năm 1963 trong sự đơn độc, không có con cái lúc này đã trưởng thành và ở xa, ngoài những người hầu. Lúc này bà chỉ mới 49 tuổi.
 

Nhan sắc, học thức, giàu có và quyền nghi bậc nhất để rồi cuối đời ra đi trong sự cô đơn và bất hạnh, Nam Phương Hoàng Hậu là câu chuyện lịch sử buồn của một trong những người phụ nữ nổi tiếng nhất miền Nam

                                                             ĐYT
Ghi danh Newsletter

Ghi danh newsletter để chúng tôi gởi  bản tin đến các bạn.  Xin cảm ơn!

Tiếp thị liên kết (Affiliate Disclaimer):  Chúng tôi có thể nhận được hoa hồng cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ là liên kết tiếp thị mà bạn thực hiện.  Điều này sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho bạn.  Xem thêm Miễn trừ trách nhiệm.

–  The Little Match Girl (tác giả Hans Christian Andersen): Cô Bé Bán Diêm, là một câu chuyện cảm động kể về một cô bé nghèo, bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé, không có đủ tiền để về nhà, ngồi trong góc phố lạnh giá và cố gắng giữ ấm bằng cách thắp từng que diêm. Mỗi lần thắp một que, cô bé lại nhìn thấy những hình ảnh huyền ảo đầy ấm áp và hạnh phúc, nhưng cuối cùng, cô bé chết trong lạnh lẽo và đói khát, một kết cục không giống có kết thúc đẹp như những câu chuyện cổ tích khác. Câu chuyện phê phán sự vô cảm của xã hội đối với những người nghèo khổ, đồng thời kêu gọi lòng trắc ẩn và sự chia sẻ. Dù kết thúc bi thảm, câu chuyện vẫn mang một thông điệp về niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Share