Nằm trên một trục đường trung tâm và khang trang bậc nhất Sài Gòn, Dinh Độc Lập là một trong những nơi du khách nước ngoài lần đầu tiên tới thành phố này có thể ghé đến. Ở đỉnh nhọn tam giác với Hồ Con Rùa và Nhà thờ Đức Bà-Bưu điện Sài Gòn, chung quanh lại có đầy những thương xá sang trọng và công viên cây xanh rợp bóng mát, Dinh Độc Lập mang một giá trị lịch sử và văn hóa của một thời Việt Nam Cộng Hoà để tìm hiểu.
Dinh Ðộc Lập là trung tâm quyền lực một thời của chính quyền VNCH trước năm 1975. Dinh được ví như Tòa Bạch Cung của Việt Nam, còn được gọi là Phủ Tổng Thống khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, rồi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng gia đình đã cư ngụ và làm việc tại đây cho đến khi ông từ chức vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975. Ðây là nơi nghị luận những vấn đề quốc gia của Tổng thống VNCH cùng nội các và các cấp lãnh đạo quốc gia. Nhưng về mặt lịch sử, Dinh Ðộc Lập đã đi cùng lịch sử từ hàng trăm năm trước, không chỉ gắn riêng vào thời Đệ Nhất hay Ðệ Nhị Cộng Hòa.
Celine Dion, 56 tuổi là ca sĩ người Canada hát cả tiếng Pháp và tiếng Anh. Là con út trong một gia đình đông con, đến 14 anh chị em và đam mê âm nhạc, Dion bắt đầu ca hát từ rất sớm. Năm 12 tuổi, sau khi anh trai Dion gởi đĩa hát của em gái mình đến cho Rene Angelil, một ca sĩ nổi tiếng và nhà sản xuất âm nhạc Canada, người về sau trở thành chồng của Dion, cô bắt đầu chính thức bước vào con đường âm nhạc khi Rene phát hiện ra tài năng trong giọng hát thiên khiếu của cô.
Nói về Dinh Ðộc Lập không thể không nhắc đến Kiến Trúc Sư (KTS) Ngô Viết Thụ, người KTS tài hoa từng đạt giải Khôi Nguyên La Mã về kiến trúc, đã thiết kế bản vẽ xây dựng Dinh Ðộc Lập. Việc xây dựng kéo dài trong 4 năm, từ năm 1962 đến năm 1966 nhưng xét về mặt lịch sử, thì dinh thự này, hay đúng ra khu đất này đã hiện diện từ hơn 100 năm trước, từ những ngày quân Pháp chiếm được Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Năm 1858, Pháp nổ những phát đại bác đầu tiên tấn công vào Ðà Nẵng, mở màn cuộc thôn tính Việt Nam. Một năm sau khi thôn tính trọn Nam Kỳ Lục Tỉnh, năm 1868 Pháp bắt đầu khởi công xây dựng Phủ Thống Ðốc Nam Kỳ và còn gọi là dinh Norodom khi hoàn tất, vì con đường trước mặt, tức Ðại lộ Thống Nhất sau này, là một đại lộ mang tên Norodom, tức vị Quốc Vương Cam-Bốt là người đã đi theo Pháp đầu tiên tại Ðông Dương.
Theo các tài liệu thì dinh thự này do KTS người Pháp Achille-Antoine Hermitte thiết kế, ông cũng là người vẽ mẫu cho tòa thị sảnh Hương Cảng. Vật liệu xây cất hầu hết được chở từ Pháp sang. Do nội tình nước Pháp lúc bấy giờ, việc xây dựng bị gián đoạn và kéo dài đến năm 1871 mới hoàn tất và mất thêm 2 năm để trang trí nội thất, trong ngoài. Dinh Norodom trở thành một dinh thự đẹp nhất Á Đông lúc bấy giờ và chi phí xây dựng tốn kém nhất, chiếm một phần tư trong tổng ngân sách xây cất các công trình công cộng tại Đông Dương lúc bấy giờ. Nó trở thành Phủ Toàn quyền, nơi nhiều đời Toàn Quyền Ðông Dương đã sống và điều hành công việc các xứ thuộc địa của Pháp trên toàn cõi Ðông Dương cho đến tận năm 1945.
Khi Nhật đánh Pháp và chiếm Ðông Dương, Phủ Toàn Quyền được sử dụng làm tổng hành dinh của quân Nhật cho đến khi Nhật bị bại trận trong Ðệ Nhị Thế Chiến và Pháp chiếm lại dinh này, tiếp tục sử dụng làm công thự cho đến tận năm 1954. Sau Hiệp định Genève, người Pháp rút khỏi VN và trao quyền lại cho chính quyền Quốc gia VN. Phủ được chính thức ký kết trao trả lại cho đại diện chính phủ Sài Gòn là Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ông trở thành Tổng thống của nền Ðệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà từ năm 1955 và cùng gia đình cư ngụ và làm việc tại đây và được đổi tên thành Dinh Ðộc Lập. Theo những giai thoại về thuật phong thủy thì dinh tọa lạc trên long mạch, đặt tại vị trí đầu rồng nên còn gọi là Phủ Ðầu Rồng, còn đuôi rồng ém xuống tại Hồ Con Rùa.
Năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử thuộc quân lực VNCH theo phe đảo chánh, đã thực hiện một cuộc oanh tạc Dinh Ðộc Lập với mục đích ám sát gia đình TT Ngô Ðình Diệm và em trai ông là cố vấn Ngô Ðình Nhu. Gia đình TT Diệm thoát nạn nhưng Dinh Ðộc Lập bị hư hỏng nặng nề, nên đến tháng 7 năm 1962, TT Diệm đã quyết định san bằng và xây dựng lại hoàn mới theo thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ như nói trên. Về mặt ý nghĩa thì thiết kế mới của Dinh Ðộc Lập không chỉ tân kỳ và mỹ thuật theo các tiêu chuẩn phương Tây, mà còn có những biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh và phong thủy theo văn hoá Á Đông.
Toàn bộ dinh mang hình chữ Cát, với ý nghĩa tốt lành, may mắn và trung tâm dinh là phòng Trình Quốc Thư. Tương tự như vậy, mỗi một vị trí trong thiết kế mới đều có thiết kế tượng hình, mang những ý nghĩa và triết lý sâu sắc như vậy. Rất tiếc là chỉ sau khi khởi công xây dựng được vài tháng thì xảy ra cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 dẫn đến cái chết của anh em TT Ngô Ðình Diệm, nên khi Dinh Ðộc Lập được khánh thành vào tháng 10 năm 1966, là do Chủ Tịch Ủy ban Lãnh Ðạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu chủ lễ. Dinh trở thành nơi sống và làm việc của gia đình TT Nguyễn Văn Thiệu và là nơi đại nghị các vấn đề quốc gia hệ trọng của nội các nền Ðệ Nhị Cộng Hòa.
Sau năm 1975, Dinh Ðộc Lập bị nhà cầm quyền VN đổi tên thành hội trường Thống Nhất, một nơi hội họp của nhà cầm quyền và đón tiếp quốc khách, cũng như mở cửa cho người dân và du khách vào xem. Tuy nhiên dinh không sử dụng như một nơi trú ngụ hay đặt tổng hành dinh thường trực như đã từng sử dụng trong lịch sử.
Nhắc lại đôi điều về lịch sử của Dinh Ðộc Lập để thấy rằng dinh thự này đã gắn cùng chiều dài lịch sử của Sài Gòn và cả VN. Gắn liền với những quyết định, hoạt động liên quan đến vận mệnh của quốc gia đã xảy ra nơi đây.
Dinh Độc Lập là công trình độc đáo và riêng biệt, kết hợp đặc sắc giữa kiến trúc tân kỳ Tây phương và những đường nét, biểu tượng đầy tính triết lý và văn hóa Á Ðông. Cách bày biện, trang trí các phòng làm việc của Tổng Thống, phòng Trình Quốc Thư, phòng Họp Nội Các, phòng làm việc Phó Tổng Thống… được thiết kế theo phong cách và nghi thức mang màu sắc cung đình, quyền uy. Các phù điêu, họa tiết, hoa văn và những gốm sứ trang trí hầu hết mang vẻ cổ điển Á Đông hơn là Tây phương. Tầng trệt, tầng một và tầng hai là những tầng có các phòng hay sảnh từng được sử dụng hay liên quan đến đại sự và đối ngoại.
Phòng Khánh Tiết tiếp khách của tổng thống với các ghế đệm hoa văn hai bên, chính giữa là ghế ngồi của tổng thống được nâng lên, dễ làm liên tưởng đến ngai Vua trên bệ rồng. Phòng Ðại Yến tiếp đãi thượng khách hay phòng ăn gia đình tổng thống vẫn còn bày biện những ly tách, gốm sứ nguyên thủy. Nhiều tranh trang trí của các họa sĩ danh tiếng hay của các tỉnh gởi về tặng Tổng thống và Ðệ Nhất Phu nhân còn treo trên tường. Phòng Trình Quốc thư treo tranh sơn mài “Bình Ngô Ðại Cáo” của họa sĩ Nguyễn Văn Minh, tranh “Giang Sơn Cẩm Tú” của chính KTS Ngô Viết Thụ vẽ hay tranh “Thuý Kiều, Thúy Vân” quà tặng đến phu nhân Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn ngoài hành lang trong lần tác giả ghé đến.
Các kệ sách trong Thư Phòng xem ra đã trống đi nhiều, nhưng vẫn còn hai phần sách nhiều thứ tiếng, đã ngả màu thời gian. Trên tầng ba là tầng dành riêng cho gia đình tổng thống với phòng ngủ, phòng ăn, phòng cầu nguyện, phòng giải trí, xem phim … có cả hồ nước với hòn non bộ rất đẹp mắt. Phía trên tầng thượng còn giữ nguyên chiếc trực thăng UH1 mà tổng thống dùng đi kinh lý chiến trường, cũng như những chiếc xe Jeep, xe Mercedes của tổng thống sử dụng đặt tại tầng hầm.
Dinh Ðộc Lập là một di sản to lớn và riêng biệt của Sài Gòn, cả về ý nghĩa và giá trị lịch sử, kiến trúc hay mỹ thuật. Khi nhắc về những ý nghĩa tượng hình của Dinh Ðộc Lập, các tài liệu bán ra nơi đây hay thuyết trình cho du khách, cũng như các bài viết trong nước hầu như chỉ đăng lại những ý nghĩa các thiết kế kiến trúc tượng hình những hán tự như CÁT, TAM, VƯƠNG, CHỦ, HƯNG… mang những ý nghĩa như tốt lành, cần người lãnh đạo quốc gia tài đức (Dân Chủ Hữu Tam: viết Nhân, viết Minh, viết Võ), quyền lực, chủ quyền, hưng thịnh của quốc gia và người đứng đầu đất nước theo ẩn dụ kiến trúc của KTS Ngô Viết Thụ.
Tuy nhiên điều không được nhắc đến là một biểu tượng ngay tiền diện Dinh Ðộc Lập. Đó là 3 mái bê-tông đưa ra, tạo thành 3 nét ngang như lá quốc kỳ của thể chế Việt Nam Cộng Hoà và của những người dân của một thời hiển hiện và còn đó muôn đời cái hồn cùng tinh thần người Việt quốc gia.
ĐYT
Ghi danh Newsletter
Ghi danh newsletter để chúng tôi gởi bản tin đến các bạn. Xin cảm ơn!
Tiếp thị liên kết (Affiliate Disclaimer): Chúng tôi có thể nhận được hoa hồng cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ là liên kết tiếp thị mà bạn thực hiện. Điều này sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho bạn. Xem thêm Miễn trừ trách nhiệm.
– The Little Match Girl (tác giả Hans Christian Andersen): Cô Bé Bán Diêm, là một câu chuyện cảm động kể về một cô bé nghèo, bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé, không có đủ tiền để về nhà, ngồi trong góc phố lạnh giá và cố gắng giữ ấm bằng cách thắp từng que diêm. Mỗi lần thắp một que, cô bé lại nhìn thấy những hình ảnh huyền ảo đầy ấm áp và hạnh phúc, nhưng cuối cùng, cô bé chết trong lạnh lẽo và đói khát, một kết cục không giống có kết thúc đẹp như những câu chuyện cổ tích khác. Câu chuyện phê phán sự vô cảm của xã hội đối với những người nghèo khổ, đồng thời kêu gọi lòng trắc ẩn và sự chia sẻ. Dù kết thúc bi thảm, câu chuyện vẫn mang một thông điệp về niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.